1/ Thiết bị thủy lực là gì?
Thiết bị thủy lực đã và đang được sử dụng rất phổ biến trong các ngành sản xuất công nghiệp & nhiều lĩnh vực đời sống khác. Vậy thủy lực là gì? Ưu nhược điểm ra sao? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về dòng sản phẩm đặc biệt này qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Thiết bị thủy lực là gì?
Hiểu đơn giản, chúng là những thiết bị máy móc được được lắp đặt, kết nối với nhau để tạo ra hệ thống thủy. Thường bao gồm các loại như: van đầu, bơm dầu, trạm nguồn, lọc dầu, motor, ben thủy lực,…Chúng sử dụng nguyên lý áp lực. Giúp thực hiện những công việc như: nâng , hạ đồ vật,…đạt hiệu quả cao hơn.
2/ Hệ thống thủy lực vận hành như thế nào?
Nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực không quá phức tạp. Theo đó, động cơ diezen hay động cơ điện sẽ hoạt động và làm bơm dầu quay. Lúc này, bơm thực hiện chức năng hút dầu từ thúng chứa và đưa dầu đến các vị trí cần thiết thông qua ống dẫn dầu. Áp lực của dầu sẽ được khống chế nhờ van an toàn. Giúp cho hệ thống vận hành ổn định. Dầu sau khi đến các thiết bị cơ cấu điều khiển. Chúng sẽ dịch chuyển tới vị trí chấp hành. Thông qua áp suất, lưu lượng. Bơm thủy lực sẽ tạo ra những chuyển động tính tiến, chuyển động quay. Sua khi năng lượng được truyền đi. Dầu sẽ được di chuyển về thùng chứa, lọc hồi, làm mát và bắt đầu chu trình kế tiếp.
3/ Ưu điểm khi sử dụng thiết bị thủy lực:
• Với cơ cấu đơn giản. Thiết bị thủy lực có khả năng truyền động với lực lớn, công suất cao.
• Vận hành ổn định, ít khi gặp sự cố. Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
• Trong quá trình làm việc, dễ dàng điều chỉnh vận tốc.
• Có chế độ tự động hóa theo chường trình đã cài đặt sẵn.
• Kết cấu nhỏ gọn, dễ lắp đặt. Có thể đổi chỗ các mối ống dẫn chỉ bằng vài thao tác đơn giản.
• Có thể thay đổi từ chuyển động quay sang chuyển động tịnh tiến.
• Nhờ áp suất thủy lực cao, thiết bị cho phép giảm kích thước, khối lượng.
• Làm việc được với vận tốc cao, không lo va đập, hư hại.
• Thiết kế van an toàn, giúp hệ thống luôn được bảo vệ quá tải.
• Có thể theo dõi, quan sát một cách tương đối dễ dàng ngay cả khi làm việc với hệ mạch có độ phức tạp cao.
4/ Nhược điểm thiết bị thủy lực:
• Hiệu suất cũng như phạm vi ứng dụng của thiết bị có thể bị ảnh hưởng khi xảy ra mất mát và rò rỉ ở bên trong các phần tử của chúng.
• Khi phụ tải thay đổi, vận tốc cũng sẽ thay đổi theo.
• Độ chính xác của điều khiển có thể bị ảnh hưởng nếu nhiệt độ và nhớt thay đổi.
• Khả năng tích hợp của hệ thống không thực sự lý tưởng. Gặp khó khăn nhất định nếu thay đổi quá trình làm việc.
• Nhiệt dộ của hệ thống thường bất ổn khi mới khởi động.
5/ Các thiết bị thủy lực phổ biến
Van thủy lực
Là thiết bị đảm nhiệm chức năng đóng mở. Chúng chia dòng chất lỏng thủy lực ra để thực hiện các nhiệm vụ bên trong hệ thống. Cung cấp cho bơm, xy lanh hoạt động.
Vạn thủy lực thường được chia thành nhiều loại khác nhau như: van gạt tay, van dầu, van khóa 2 ngã, van đảo chiều, van chống lún, van tràn lắp đế, van tiết lưu, van giảm áp, van an toàn thủy lực, van tràn lắp ống, van gạt tay bắt đế, van 1 chiều, van chỉnh áp điện, van chỉnh áp cơ, van nâng, van thủy lực chỉnh lưu,… tùy vào môi trường, nhiệm vụ công việc sẽ lựa chọn loại van thích hợp.
Bơm thủy lực
Được xem là trái tim của toàn bộ hệ thống. Chúng làm việc bằng dầu, hút, bơm. Thực hiện nhiệm vụ đẩy dầu di vào hệ thống. Thông qua ống dẫn, áp suất cao. Giúp chuyển hóa năng lượng cơ học thành thủy năng. Đẩy chất lỏng với áp suất lớn đến các vị trí cần thiết.
Bơm thủy lực được chia thành 3 loại cơ bản: bơm bánh răng, bơm piston và bơm dạng cánh gạt.
Động cơ thủy lực
Động cơ thủy lực có tác dụng chuyển hóa điện năng sang cơ năng và tạo ra chuyển động quay của bơm. Động cơ thủy lực thông dụng nhất là loại động cơ điện 2 chiều. Để máy bơm hoạt động ổn định. Cần có động cơ tốt. Thông thường, việc lựa chọn công suất của động cơ sẽ dựa trên lưu lượng của bơm và áp suất max – min làm việc của hệ thống thủy lực. Các loại động cơ thông dụng: motor bánh răng, hướng kính và motor hướng trục.
Xi lanh thủy lực
Là một phận quan trọng có nhiệm vụ truyền động. Chúng có mặt ở hầu hết các bộ phận của hệ thống thủy lực. Cho phép biến đổi năng lượng chất lỏng sang động năng. Nhằm tạo ra lực mạnh mẽ để thực hiện các công việc như nén, ép, đẩy, kéo,…
Về cơ bản, cấu tạo xi lanh thủy lực gồm có: ty dầu, vỏ xi lanh, nòng dầu, các phốt làm kín, lỗ thoát dầu, lỗ cấp dầu,… Trong đó, mỗi xi lanh sẽ có hành trình và kích thước đường kính trong khác nhau. Thông số kỹ thuật này quyết đinh lực ép cũng như số áp được tạo ra. Do đó, việc lựa chọn xi lanh có thông số phù hợp là điều rất quan trọng. Giúp gia tăng hiệu quả trong suốt quá trình làm việc. Một xi lanh tốt là xi lanh có hành trình nóng ty, kích thước chuẩn và thường được làm từ thép hoặc inox 304.
Kích thủy lực
Chúng sử dụng năng lượng thủy lực để nâng hạ các vật với trọng tải cực lớn. Mà con người gần như không thể thực hiện được. Kích được phân chia đa dạng gồm: kích 2 chiều, 1 chiều, kích dẹp, kích rỗng tâm, kích vòng hãm khóa ren. Chúng sử dụng nguyên lý nén chất lỏng thủy lực với piston nhằm tạo ra các chuyển động nâng hạ tịnh tiến.
Phụ kiện thủy lực
Bên cạnh thiết bị thủy lực. Thì các phụ kiện cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Chúng giúp kết nối các thiết bị với nhau. Để tạo ra một hệ thống làm việc hoàn chỉnh.
Một số loại phụ kiện phổ biến phải kể đến như: siêu van dầu, coil điện, đồng hồ đo áp suất, khớp nối thủy lực, đế bắt van, công tắc áp suất, khớp nối nhanh thủy lực, nắp thùng dầu, lọc dầu, thước dầu, ống dầu thủy lực mềm, van khóa dầu đồng hồ, ống dầu kim loại, …
Ngoài ra, còn một số loại thiết bị thủy lực khác như: máy bơm điện thủy lực, máy cắt thủy lực, máy bơm tay, máy cẩu, các loại máy bẻ đai sắt tự động,…
Lời Kết:
Trên đây là những thông tin liên quan về thiết bị thủy lực, ưu nhược điểm của chúng. Nếu bạn cần thêm kiến thức hỗ trợ. Hoặc mong muốn tư vấn chọn mua các thiết bị thủy lực chất lượng, chính hãng với giá cả ưu đãi. Vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline. Chúng tôi hân hạnh được phục vụ bạn. Trân trọng cảm ơn!